Pháp Ngữ của Thiền Sư Hư Vân
Việt dịch: Thích Hằng Đạt
Mục Lục
Lời Giới Thiệu
Chương I
I. Quý cư sĩ tại Thượng Hải thỉnh giảng năm 1911.
II. Phật thất khai thị tại Phước Kiến Công Đức Lâm, năm 1933.
III. Thư đáp tướng Tưởng Giới Thạch.
IV. Khai thị tại chùa Từ Vân, Trùng Khánh, vào ngày mười bảy tháng giêng, năm 1943.
V. Khai thị tại chùa Từ Vân, Trùng Khánh, vào ngày mười tám tháng giêng, năm 1943.
VI. Khai thị tại chùa Từ Vân, Trùng Khánh vào ngày mười chín tháng giêng, năm 1943.
VII. Khai thị tại chùa Kiềm Minh, Quý Dương, vào mồng một tháng hai, năm 1943.
Chương II
VIII. Khai thị tại Đại Hội Hoan Nghinh Các Giới Chức, tại hội quán Trung Sơn, Quảng Châu, vào ngày mười tám tháng tám, năm 1946.
IX. Khai thị tại Đông Liên Giác Uyển, Hồng Kông, năm 1947.
X. Khai thị tại Áo Môn, hý viện Bình An, vào mồng một tháng tám, năm 1947.
XI. Bài diễn thuyết tại xã Liên Nghĩa, Quảng Châu vào ngày hai mươi bảy tháng chín, năm 1947.
Chương III
XII. Bài giảng tại bệnh viện Chí Đức, hội Phật giáo tỉnh Quảng Châu.
XIII. Tham thiền cùng niệm Phật.
XIV. Những điều kiện tiên quyết khi tham thiền.
XV. Khai thị tại thiền đường.
1/ Phương pháp dụng công nhập đạo.
A/ Điều kiện tiên quyết của việc tu đạo.
a/ Tin sâu lý nhân quả.
b/ Nghiêm trì giới luật.
c/ Tín tâm kiên cố.
d/ Quyết định hành trì một pháp môn.
e/ Phương pháp tham thiền.
g/ Người ngồi thiền phải biết.
B/ Hạ thủ công phu.
a/ Phải nhận rõ chủ khách.
b/ Thoại đầu cùng nghi tình.
C/ Chiếu cố thoại đầu cùng phản văn văn tự tánh.
D/ Tâm thiết tha vì việc sanh tử, cùng phát tâm lâu dài.
E/ Việc khó và dễ trong khi tu đạo của người mới dụng công và ngườI tu hành lâu năm.
a/ Việc khó và dễ của người mới dụng công.
*/ Việc khó của người sơ phát tâm tu đạo là tâm vọng không dứt.
*/ Việc dễ của người sơ cơ là có thể xả bỏ hết tất cả, chỉ còn một niệm.
b/ Việc khó và dễ của người tu hành lâu năm.
*/ Việc khó của người tu hành lâu năm là trên
đầu cây tre trăm thước không thể tiến thêm một bước.
*/ Việc dễ của người dụng công lâu năm là công phu thầm lặng liên tục.
2/ Kết Luận.
XVI. Tham thiền cảnh ngữ (lời răn nhắc đến những người tu thiền).
Chương IV
XVII. Tu cùng không tu.
XVIII. Khai thị trong kỳ pháp hội Thủy Lục Không tại Thượng Hải.
XIX. Bài 'Phải Hiểu Rõ Sự Niệm Phật' nhân ngày giỗ thứ mười hai của tổ Ấn Quang, năm 1952.
XX. Thiền thất khai thị lần thứ nhất tại chùa Ngọc Phật, thành phố Thượng Hải, năm 1953.
1/ Ngày thứ nhất, (22/2).
2/ Ngày thứ hai, (23/2).
3/ Ngày thứ ba, (24/2).
4/ Ngày thứ tư, (25/2).
5/ Ngày thứ năm, (26/2).
6/ Ngày thứ sáu, (27/2).
7/ Ngày thứ bảy, (28/2).
XXI. Thiền thất khai thị lần thứ hai.
1/ Ngày thứ nhất, (29/2).
2/ Ngày thứ hai, (3/1).
3/ Ngày thứ ba, (3/2).
4/ Ngày thứ tư, (3/3).
5/ Ngày thứ năm, (3/4).
6/ Ngày thứ sáu, (3/5).
7/ Ngày thứ bảy, (3/6).
8/ Giải thất, (3/7).
9/ Pháp ngữ giải thất.
Chương V
XXII. Phương tiện khai thị tại núi Vân Cư, năm 1955.
1/ Ngày mười một tháng ba.
2/ Ngày mười hai tháng ba.
3/ Ngày mười ba tháng ba.
4/ Ngày mười bốn tháng ba.
5/ Ngày hai mươi mốt tháng ba.
6/ Ngày hai mươi bốn tháng ba.
7/ Ngày hai mươi sáu tháng ba.
8/ Ngày ba mươi tháng ba.
9/ Mồng ba tháng tư.
10/ Mồng năm tháng tư.
11/ Mồng chín tháng tư.
Chương VI
12/ Ngày mười một tháng tư.
13/ Ngày mười lăm tháng tư. Khai thị nhân dịp kiết hạ an cư.
14/ Ngày mười sáu tháng tư.
15/ Ngày mười bảy tháng tư.
16/ Ngày hai mươi mốt tháng tư.
17/ Ngày hai mươi hai tháng tư.
18/ Ngày hai mươi ba tháng tư.
19/ Ngày hai mươi lăm tháng tư.
20/ Ngày hai mươi sáu tháng tư.
21/ Ngày hai mươi bảy tháng tư.
22/ Ngày hai mươi tám tháng tư.
Chương VII
23/ Ngày hai mươi chín tháng tư.
24/ Khai thị trong ngày tết giữa năm.
25/ Rằm tháng năm.
26/ Ngày mười sáu tháng năm.
27/ Ngày mười bảy tháng năm.
28/ Ngày mười tám tháng năm.
29/ Ngày hai mươi tháng năm.
30/ Ngày hai mươi mốt tháng năm.
31/ Ngày hai mươi ba tháng năm.
32/ Ngày hai mươi sáu tháng năm.
Chương VIII
33/ Mồng hai tháng sáu.
34/ Mồng ba tháng sáu.
35/ Ngày mười sáu tháng sáu.
36/ Ngày hai mươi ba tháng sáu.
37/ Ngày hai mươi lăm tháng sáu.
38/ Ngày hai mươi bảy tháng sáu.
39/ Mồng tám tháng bảy.
40/ Mồng mười tháng bảy.
41/ Ngày mười một tháng bảy.
XXIII. Khai thị trong kỳ truyền giới tại núi Vân Cư, vào tháng mười năm 1955.
1/ Duyên khởi của kỳ truyền giới.
2/ Nguyên nhân những vị bên ngoài đến không thể tham gia thọ giới.
3/ Khai thị phương tiện tự thệ thọ giới.
4/ Y bát.
Chương IX
5/ Giới luật là nền tảng căn bản của Phật pháp.
6/ Giới pháp, giới thể, giới hạnh, giới tướng.
A/ Giới pháp.
B/ Giới thể.
C/ Giới hạnh.
D/ Giới tướng.
7/ Những điểm giống nhau và khác nhau giữa giới luật đại thừa và tiểu thừa.
8/ Tam quy y, ngũ giới.
9/ Mười giới, cụ túc giới, tam tụ tịnh giới.
10/ Kết khuyến.
XXIV. Thiền tông cùng Tịnh Độ tông.
XXV. Phương tiện khai thị thuyết pháp vào ngày mười chín tháng mười, năm 1958.
XXVI. Biểu tướng của Tăng Đồ trong đời mạt pháp.
XXVII. Mười hai bài kệ tham thiền.
XXVIII. Bài ca đi, đứng, nằm, ngồi.
Phụ chú
1/ Đại lão hòa thượng Hư Vân tiếp nối mạch nguồn năm hệ phái Thiền tông.
2/ Nhân duyên của quyển Tăng Đính Phật Tổ Đạo Ảnh.
Lời Giới Thiệu
Tuy thuyết pháp trong bốn mươi chín năm trường mà đức Phật Thích Ca tự bảo rằng Ta chưa từng nói một lời nào. Tuy truyền trao tâm ấn cho tôn giả Ma Ha Ca Diếp qua hình ảnh "Niêm Hoa Vi Tiếu", mà đức Phật cũng chưa hề nói một chữ "Thiền". Tuy bao đời lịch đại tổ sư, thầy trò "Dĩ Tâm Truyền Tâm" với nhau, nhưng chưa từng nói rằng có một pháp nào để truyền thừa. Tiếp nối tông chỉ này, thiền sư Hư Vân, bậc minh nhãn thiện tri thức thời cận đại, tuy giảng kinh thuyết pháp, hoằng truyền tông giáo, khơi dậy mạch nguồn Thiền tông, tiếp thừa hệ phái ngũ gia (Lâm Tế, Tào Động, Vân Môn, Pháp Nhãn, Quy Ngưỡng), hóa độ hàng chục ngàn tăng ni và hàng triệu cư sĩ tại gia trải qua một thế kỶ, mà chính tự tay Ngài chưa từng viết một quyển khai thị hay pháp ngữ nào. Mãi cho đến khi Ngài bị công an Cộng Sản Trung Quốc tra tấn dã man trong hai lần liên tục, chư đệ tử mới khẩn thỉnh Ngài tự thuật lại cuộc đời tu hành, hoằng pháp lợi sanh, hầu mong làm tấm gương sáng cho hậu thế. Vì lòng từ bi quảng đại, tuy bị trọng thương qua hai lần bị tra tấn cực hình, Ngài vẫn cố gượng kể lại cuộc đờI tu hành của mình, mà sau này chư đệ tử viết lại thành quyển "Biên Niên Tự Thuật" (đã được chúng tôi và anh Nguyên Phong phiên dịch cùng phóng tác ra Việt ngữ, qua quyển "Đường Mây Trên Đất Hoa"). Lại nữa, vì hương thơm đức hạnh tu hành của Ngài lan truyền khắp nơi, khiến chư đệ tử phải thâu thập những bài giảng thuyết, khai thị, pháp ngữ của Ngài, rải rác trong bao thập niên, rồi gom lại thành tập "Pháp Ngữ", để lưu truyền hậu thế. Tuy bị công an Cộng Sản Trung Quốc tra tấn, chết đi sống lại hai lần, nhưng xuyên qua những bài pháp ngữ cùng trong quyển "Biên Niên Tụ Thuật", Ngài chưa từng đả kích hay lên án chế độ Cộng Sản, mà chỉ bảo là do nghiệp duyên tiền kiếp, nên nhẫn nhịn gánh chịu. Lịch đại tổ sư đã từng bị bao nghịch duyên oan trái như tôn giả Mục Kiền Liên bị ngoại đạo đánh chết, tổ Sư Sử bị vua Di La Quật chém đầu, tổ Bồ Đề Đạt Ma bị người hãm hại bằng thuốc độc, nhưng các ngài chẳng hề oán trách ai, mà chỉ vui lòng thọ nhận oan khiên tiền kiếp, vì đã nhận ra "Bổn Lai Diện Mục", tức chủ nhân ông trong thân tứ đại bọt bèo huyễn hóa. Ngược lại, phàm phu vừa bị một trong tám gió thổi đến, thì tham sân si bèn nổi lên.
Quyển Pháp Ngữ mà hiện tại quý độc giả đang cầm trên tay, được chúng tôi phiên dịch từ quyển "Hư Vân Hòa Thượng Khai Thị Lục" do pháp sư Tịnh Huệ, và một phần trong quyển "Hư Vân Văn Tập" do hai cư sĩ Hồng Khánh Sùng cùng Hoàng Khánh Lâm biên tập ghi chép lại.
Đối với hành giả Thiền Tông nói riêng và hàng Phật Tử thành tâm cầu đạo giải thoát nói chung, sẽ thấy quyển này vô vàn quý giá vì là kim chỉ nam và cẩm nang cho người tu tập pháp Tổ Sư Thiền, như những bài "Điều kiện tiên quyết khi tu thiền", hay "Phương pháp quán thoại đầu cùng phản văn văn tự tánh", mà chính thiền sư Hư Vân đã "Thật Tu Thật Chứng". Lại nữa, nếu muốn thâm nhập vào ba môn vô lậu học, tức giới định huệ của Phật giáo Đại Thừa, hành giả phải nên đọc qua quyển Pháp Ngữ này, vì trong đây thiền sư Hư Vân giảng sâu rộng về phương thức trì giới thanh tịnh, thâm nhập chánh định, phát khởi trí huệ vô sư.
Ngoài ra, có đọc qua những bài pháp ngữ này, chúng ta mới cảm kích thâm sâu hạnh nguyện nhẫn nhục, tâm hồn vị tha vô ngã, đạo tâm kiên cố trường viễn, hành tung bình dị, hạnh tu đầu đà của thiền sư Hư Vân, một vị thánh tăng trong đời cận đại, cho dầu thế sự có đảo điên, hay "Nội Ưu Ngoại Hạn" của quốc gia dân tộc.
Phiên dịch quyển Pháp Ngữ này, chúng tôi hy vọng quý độc giả mến chuộng tu thiền sẽ nghiền ngẫm và áp dụng những lời vàng ngọc của thiền sư Hư Vân vào cuộc sống tu tập hằng ngày, hầu mong ly khổ đắc lạc, và sống lại với tự tánh thanh tịnh bản nhiên của mình.
Kế đến, chúng con thành tâm đốt nén tâm hương kính lễ đức Thế Tôn Thích Ca Mâu Ni, ba đời mười phương chư Phật, chư Bồ Tát chư hiền thánh Tăng, đại lão hòa thượng Hư Vân, ân sư đại lão hòa thượng Tuyên Hóa trong cõi Niết Bàn thấu rõ và chứng minh cho bản dịch Pháp Ngữ này.
Trong kinh thường dạy: "Hãy chí thành viết một chữ hay truyền cho kẻ khác chừng một câu thì công đức phước báu vô lượng". Vậy có bao nhiêu công đức do dịch quyển Pháp Ngữ này, chúng con thành tâm hồi hướng cầu nguyện cho quê mẹ Việt Nam và thế giới được thanh bình; Phật giáo Việt Nam và Thế Giới mãi được trường tồn; tất cả chúng sanh đồng phát tâm Bồ Đề chứng quả vị Phật.
Cuối cùng, chúng con thành tâm cầu xin chư vị thiện tri thức trong mười phương từ bi xá tội và chỉ dạy những lỗi lầm sơ suất trong bản dịch này.
Nam mô Bổn Sư Thích Ca Mâu Ni Phật.
Mùa xuân năm 2000.
Tỳ kheo Thích Hằng Đạt kính bút.