Sự tranh chấp về ngôi vị đông cung Thái Tử
Sau cái chết của tể tướng Trương Cư Chánh, Lý thái hậu là nhân vật có thế lực nhất mà hoàng đế phải đương đầu. Sự tranh chấp về quyền độc lập của hoàng đế, khiến cho tình mẹ con bị sứt mẻ. Ngôi vị đông cung thái tử là đề mục chính của sự tranh chấp.
Theo sử nhà Minh, vào ngày nọ Lý thái hậu hỏi hoàng đế về lý do tại sao không lập Chu Thường Lạc lên ngôi thái tử. Hoàng đế trả lời là Chu Thường Lạc chỉ là con của một cung phi. Lý thái hậu tức giận bảo: "Ngươi cũng là con của một cung phi thôi mà !"
Hoàng đế nghe thế, liền quỳ xuống không dám đứng dậy. Song, hoàng đế trì hoãn việc lập ngôi thái tử cho Chu Thường Lạc. Những quan triều ủng hộ việc lập Chu Thường Lạc đều bị bãi chức hay bị tù đày. Sau vụ ngài Hám Sơn bị bắt, hoàng đế không tìm được cớ gì để gán tội cho Ngài (có liên quan với thái hậu), nên đành chịu tội với thái hậu. Cuối cùng hoàng đế phải lập Chu Thường Lạc làm thái tử vào năm 1601, lúc ông được hai mươi tuổi. Hôn lễ của Chu Thường Lạc cũng được tổ chức vào dịp đó. Hơn chín triệu đồng vàng được dùng vào buổi lễ đó.
Chu Thường Tuân được phong chức Phúc Vương, nhưng từ chối đi Lạc Dương nhận đất thái ấp. Khi ở tại kinh đô, lợi dụng quyền thế Chu Thường Tuân tự làm giàu bằng cách sung công các đất đai, tiếp thâu vàng bạc của nông dân.
Mẹ của Chu Thường Tuân, tức bà Trịnh quý phi, cũng là nhân vật chính ảnh hưởng một nhóm quan nội sử trông coi việc thâu thuế "khoáng vật", trong toàn quốc, gồm có việc thâu thuế và lấy vàng bạc từ những ngôi mộ cổ xua, và những châu báo của những người khác, đặt biệt là những người thương buôn cùng các công xã khoáng chất.
Sự có mặt của Chu Thường Tuân tại kinh đô khiến cho quan triều ngoại cung nghi ngờ là ông ta muốn chiếm đoạt ngôi thái tử của Chu Thường Lạc. Năm 1603, những tấm giấy "Yêu Thư" chỉ trích và trách mắng xuất hiện, do một người lạ mặt tung ra, nói rằng Chu Thường Tuân đang lập kế chiếm đoạt ngôi thái tử. Hoàng đế tức giận, ra lịnh bắt rất nhiều người. Khi đó, thiền sư Ðạt Quán, hiệu Tử Bá, đang ở tại kinh đô, tìm cách cứu ngài Hám Sơn ra khỏi tù. Quân lính tìm thấy một lá thư của thiền sư Ðạt Quán biện hộ cho Lý thái hậu và chỉ trích sự tàn phá chùa Hải Ấn cùng sự đày ải ngài Hám Sơn trong túi của một đệ tử thiền sư Ðạt Quán. Người đệ tử này cũng bị bắt vì có sự liên hệ với nhóm 'Yêu Thư". Bởi thế, thiền sư Ðạt Quán cũng bị bắt vào tù. Nghĩ rằng không có hy vọng sống sót, thiền sư Ðạt Quán nhập vào thâm định rồi thị tịch. (Một phần của lá thư viết là Lý thái hậu muốn xây chùa chiền, nhưng hoàng đế lại không giúp mẹ mình. Hành động này sao gọi là hiếu thảo ?)
Vì việc Chu Thường Tuân vẫn còn ở lại kinh đô, nên nhiều chuyện rắc rối xảy ra. Vì vậy, lần cuối hoàng đế khuyến khích Chu Thường Tuân hãy mau rời khỏi kinh thành để đến Lạc dương. Trịnh quý phi cầu xin hoàng đế cho phép con bà ta ở lại kinh đô đến ngày lễ sinh nhật của Lý thái hậu. Tuy nhiên, Lý thái hậu ra lịnh Chu Thường Tuân phải rời kinh thành ngay lập tức.
Mặt dầu Chu Thường Tuân đã rời kinh đô, nhưng hoàn cảnh vẫn chưa được yên ổn cho lắm. Năm 1615, có một gã cầm dùi và cố tình chạy vào hoàng cung bằng cách đánh quân giữ thành. Cuối cùng gã bị bắt. Phát hiện ra, gã là người anh bà con của Trịnh quý phi, tên là Trịnh Quốc Thái. Vì vậy, bà Trịnh quý phi và Trịnh Quốc Thái bị nghi ngờ là mướn người để giết thái tử Chu Thường Lạc. Lo sợ tin đồn thất thiệt này, bà Trịnh quý phi cầu xin thái tử Chu Thường Lạc đừng hiểu lầm. Hoàng đế cũng ra lịnh cho thái tử Chu Thường Lạc thuật rõ sự tình trước mặt bá quan văn võ. Trịnh Quốc Thái bị cho là điên khùng và sau này bị xử tử. Sự việc này được viết trong sử, gọi là Án Ðỉnh Kích.
Năm 1620, Chu Thường Lạc trở thành hoàng đế Thái Xương, Một quan trong bộ lễ dâng một viên thuốc hồng để chữa trị bịnh cho hoàng đế do Trịnh quý Phi chăm nom. Kết quả, hoàng đế Thái Xương qua đời sau khi làm vua được một tháng. Ðây là vụ án Hồng Hoàn, được ghi trong lịch sử. Vụ án này khiến khơi lên thêm sự tranh luận, liên hệ với việc nghi ngờ đầu độc nhà vua.
Cuộc đời của Chu Thường Lạc thật rất bi đát. Có thể nghĩ rằng ông là một phẩm vật được chư Phật ban cho. Ðợi chờ trong ba mươi tám năm, cuối cùng ông được lên ngôi vua một cách kỳ lạ. Kết quả này có thể khiến cho ngài Hám Sơn vững lòng tin hơn về việc chọn đúng con đường, tức phò Lý thái hậu và Chu Thường Lạc (được sanh ra là nhờ pháp hội cầu nguyện do Ngài tổ chức tại núi Ngũ Ðài năm xưa). Mặt khác, ngài Hám Sơn cũng chắc buồn vì nhìn thấy bi kịch cuối cùng qua vụ án 'hồng hoàn'.
Ðịch thủ của Chu Thường Lạc, tức Chu Thường Tuân cũng bị chết bi thảm. Ông ta bị Lê Tự Thành, một thủ lãnh nông dân, chém chết vào năm 1641. Khi chiếm kinh thành Lạc Dương, quân lính của Lê Tự Thành lấy máu của Chu Thường Tuân hòa với rượu mà uống; họ gọi rượu này là rượu Phước Lộc, vì lấy tên hiệu của Chu Thường Tuân, tức Phước Vương.
Tuy nhiên, công nghiệp của ngài Hám Sơn không bị quên lãng trong triều nội vì hai vị vua kế tiếp chính là con của Chu Thường Lạc. Sau khi Lý thái hậu qua đời vào năm 1614, một ngôi điện đường Cửu Liên Bồ Tát Ðường, được xây ngay tại trong nội cung để tưởng nhớ bà. Hình Ngài cũng được treo nơi đó. Vua Sùng Trinh (1628-1644) viết bài kệ tán thán ngài Hám Sơn:
"Lão Tăng này
Hình tướng gì !
Giữ thành pháp
Tự được Ngài ủng hộ
Tin tưởng như tay phải của thiên tử
Ngài là bóng hình của chư Phật Tổ."
Nếu còn sống, ngài Hám Sơn chắc buồn lắm khi biết Sùng Trinh là vị vua cuối cùng của triều Minh. Ông đã tự tử mà chết.)
Tháng ba năm đó, khi Ngài bị cầm tù tất cả tự viện chùa chiền trong kinh thành đều tụng kinh bái sám, cầu nguyện chư Phật chư Bồ Tát gia hộ cho Ngài. Có chư tăng đốt hương trên tay cúng dường, tụng kinh chú, cầu nguyện chư Phật gia hộ cho Ngài. Tại Kim Ngô, công tử Phạm Khê, con của quan đại tư mã An Túc Trịnh, tuy chưa từng gặp mặt Ngài, nhưng vẫn thiết lập buổi tiệc, mời những quý khách trưởng lão, trợ giúp trong việc cứu giúp Ngài. Với những giọt lệ ưu sầu, công tử Phạm Khê nói rõ sự vô tội của Ngài. Tất cả người tham dự buổi tiệc đều chia sẻ nỗi buồn cho Phật pháp. Việc này biểu hiện sự cảm thông Phật pháp của nhân tâm thời bấy giờ.
Ngài bị giam trong ngục tám tháng liền. Trong lúc đó, chỉ có thị giả Phước Thiện là người duy nhất mang cơm nước cho Ngài.
Tháng mười, Ngài bị đày về miền Nam. Các quan chức triều đình tống biệt Ngài đến bờ sông nơi kinh đô. Lúc rời kinh đô, thị giả Phước Thiện cùng ba tăng sĩ đồng theo Ngài.
Tháng mười một, khi được giải đến Nam Kinh, đứng bên bờ sông, Ngài chia tay từ biệt thân mẫu. Khi đó, Ngài viết bài thơ Mẫu Tử. Khi đó, Ngài cũng dẫn theo đứa cháu mồ côi cha mẹ là Khả Cửu.
Xưa kia, lúc trú tại núi Thạch Kinh (Ðại Tạng Kinh được khắc lên đá), Ngài cùng thiền sư Ðạt Quán, vì thấy sự suy đồi của Thiền tông, nhất là mạch nguồn tại Tào Khê bị mai một, nên đồng có ý chí phục hưng. Do đó, thiền sư Ðạt Quán đến Khuông Sơn trước đợi Ngài. Lúc đang ở tại Thiên Trì, nghe tin Ngài bị nạn, thiền sư Ðạt Quán bảo: "Thế là cuộc đời của ngài Hám Sơn đã chấm dứt, nhưng chí nguyện đến Tào Khê chẳng dứt."
Trước hết, thiền sư đi Tào Khê, rồi trở lại Bắc Kinh. Khi biết Ngài vừa ra ngục và được giải đến Liêu Thành, thiền sư liền trở lại Kim Long chờ đợi. Khi đến Kim Long, Ngài từ biệt thiền sư tại một am tranh cạnh bờ sông. Thiền sư muốn dùng hết sức lực để giải bày nổi oan uổng của Ngài, nhưng Ngài ngăn lại, bảo: "Vua như cha. Thần dân như con. Không thể làm nghịch lời. Hơn nữa, đây là định nghiệp của đệ. Sư huynh chớ nên giải bày làm chi."
Trước khi giã từ, thiền sư nói: "Tại Thiên Trì, nghe sư đệ bị nạn, huynh liền phát nguyện tụng một trăm bộ kinh Pháp Hoa, để cầu nguyện chư Phật gia hộ cho sư đệ. Tâm huynh tức là lưỡi của sư đệ vậy. (Ngài yêu cầu thiền sư Ðạt Quán chớ giải bày chi. Thường thường, nếu bị bắt tội oan ức, thì phải dùng lưỡi mà giải bày. Vì Ngài không chống lịnh triều đình, nên tâm của thiền sư Ðạt Quán sẽ thay thế lưỡi của Ngài để cầu nguyện chu Phật gia hộ cho Ngài.)
Ngài đa tạ cám ơn lòng thành của thiền sư rồi từ biệt. Thiền sư Ðạt Quán tặng Ngài bài thơ "Tống Khách Thuyết."
* Lời bàn của Phước Chưng *:
Khi ngài Hám Sơn lập pháp hội cầu thái tử thì cả triều đình đều biết đến. Ngài tránh được những sự rắc rối là nhờ lánh nạn tại vùng duyên hải. Song, vì nhớ lời nguyện trùng tu lại chùa Báo Ân, Ngài vẫn thường tới lui kinh đô nhiều lần trong ba năm liền. Sự dành dụm chi tiêu trong triều đình khiến nhiều người bàn tán chỉ trích Ngài.
Lại nữa, vì đề nghị với Lý thái hậu giảm một trăm đồng vàng mỗi ngày về sự chi tiêu của triều đình trong ba năm, nên Ngài khiến cho quan chức trong triều khó làm việc. Vì luật hoàng gia không cho phép thái hậu xen vào chuyện quốc sự, nên nhiều người trong hoàng cung và ngoài kinh đô lợi dụng việc này để chỉ trích lên án Ngài.
Vì Lý thái hậu tự ra lịnh xây cất chùa Hải Ấn tại Ðông Hải ở núi Lao Sơn, nơi Ngài hoằng pháp trong mười năm, chứ chẳng phải lịnh của hoàng đế, nên Ngài bị ghép tội là cất chùa trái phép. Trong tiểu sử tự truyện, Ngài không nói rõ lịnh đập phá chùa, nhưng việc này được nhắc đến trong bài hồi ký về sự xây dựng tháp kỷ niệm thiền sư Ðạt Quán.
Trong quyển nhật ký về cuộc lưu đày, Ngài kể: "Tôi bị khó khăn trong công cuộc hoằng pháp, như việc khơi dậy sự tức giận của hoàng đế. Âm thanh tức giận đó chát chúa như sấm sét. Tôi nghĩ rằng nếu mẹ mình mà biết được thì chắc sẽ sợ hãi lắm. Mạng sống còn là nhờ từ ân của hoàng đế, chỉ bị lưu đày tại Lạc Dương. Tôi gặp bà mẹ bên bờ sông Trường Giang khi được giải ngang qua làng quê. Lúc đó, chúng tôi vui mừng và cười hớn hở. Không có nổi đau buồn thống thiết.
Tôi hỏi bà mẹ: "Khi nghe Thầy trở về, tránh được cái chết trong lằn tơ kẻ tóc, mẹ có buồn không ?"
Bà đáp: "Việc chết sống là định nghiệp, sao mẹ lại buồn rầu cho thầy ? Ngay chính mình còn không lo lắng, sao mẹ phải lo lắng cho Thầy chứ ? Song, nghe tin đồn mà mẹ không thể nghĩ rằng Thầy bị đày như thế này. Nay thấy Thầy khoẻ mạnh là mẹ mừng lắm rồi."
Ðến chiều tối, tôi từ biệt mẹ mình lần cuối. Mẹ tôi bảo: "Vì Phật pháp, hãy bảo trọng. Phải biết tự trọng, chớ làm trái với lương tâm."
Ngài đáp:" Xin vâng lời mẹ ! Chỉ vì mẹ tuổi tác già nua, Thầy sống xa xôi nơi miền biên giới, không thể xả bỏ được tâm lo lắng cho mẹ."
Bà mẹ đáp:" Chớ lo lắng cho mẹ. Mẹ đã chuẩn bị hành trang rồi. Xưa kia mong muốn gặp mặt Thầy lần cuối. Nay gặp lại đây, mẹ đã mãn nguyện lắm rồi. Hiện tại mẹ phải đi. Hôm nay là ngày mà mẹ con phải vĩnh biệt. Thầy hãy tự bảo trọng."
Vui vẻ, mẹ tôi bỏ đi thẳng không quay ngó lại."
Sau này, Ngài viết bài thơ Mẫu Tử:
"Tình mẹ và con
Nam châm hút sắt
Thiên nhiên huyền diệu
Bổn gốc tròn đầy
Tôi thấy mẹ mình
Như gỗ phụt lửa
Khi gỗ cháy xong
Lửa lại vô ngã
Sống không quyến luyến
Chết cũng chẳng màng
Xét thấy thân mình
Là con của đá."